Trong vận tải có rất nhiều loại hàng hóa, mỗi loại hàng hóa sẽ có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Do đó, xác định được chính xác loại hàng hóa vận chuyển là cách tốt nhất để chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về thủ tục hải quan, cũng như trách được các rủi ro không đáng có. Vậy hàng nguy hiểm là gì? Những lưu ý mà doanh nghiệp cần quan tâm khi vận chuyển loại hàng hóa này? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của SSR Logistics.
Tàu chở 2.200 container từ TP HCM đi Trung Quốc bất ngờ bốc cháy trên biển. Nguồn ảnh: VNExpress
Hàng nguy hiểm là gì?
Hàng nguy hiểm là những loại hàng chứa các chất có khả năng gây rủi ro cao trong quá trình vận chuyển, bao gồm các chất và vật phẩm có đặc tính nổ, dễ cháy, độc hại, lây nhiễm, hoặc ăn mòn. Những mặt hàng này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ đối với tính mạng và sức khỏe con người mà còn có thể gây hại đến môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến an toàn và an ninh quốc gia.
Do tính chất đặc biệt của hàng hóa nguy hiểm, việc đóng gói, ghi dấu, dán nhãn và xử lý trong quá trình vận chuyển phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc tế và trong nước. Điều này bao gồm việc sử dụng các loại bao bì chuyên dụng, nhãn cảnh báo rõ ràng, và các biện pháp an toàn để đảm bảo không xảy ra sự cố trong suốt quá trình lưu thông.
Danh mục hàng nguy hiểm
Hàng nguy hiểm được chia thành 9 nhóm khác nhau, dựa vào tính chất đặc trưng và mức độ nguy hại của chúng.
Nhóm 1: Chất nổ
Gồm các loại chất và vật liệu có khả năng phát nổ, chẳng hạn như pháo hoa, pháo sáng, chất nổ công nghiệp, và các chất gây cháy nổ khác.
- Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ mạnh trên diện rộng. Ví dụ: các loại chất nổ công nghiệp như TNT, thuốc nổ sử dụng trong quân đội.
- Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không gây ra nổ rộng. Ví dụ: đạn súng không nổ hoặc các loại pháo bắn không gây nổ lan tỏa.
- Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy hoặc nguy cơ nổ nhỏ, bắn tóe nhỏ, hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng. Ví dụ: pháo sáng, pháo hiệu.
- Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ đáng kể nhưng giới hạn trong một phạm vi nhỏ và thường ít gây ra thiệt hại lớn. Ví dụ: đạn dược cá nhân và pháo nhỏ.
- Nhóm 1.5: Chất rất ít nhạy nhưng vẫn có nguy cơ nổ rộng khi gặp điều kiện thích hợp. Ví dụ: các loại chất nổ công nghiệp nhạy cảm thấp.
- Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, có nguy cơ nổ rất thấp hoặc hầu như không gây nổ lan tỏa. Ví dụ: các hệ thống kích hoạt nổ an toàn trong điều kiện đặc biệt.
Thuốc nổ sử dụng trong quân đội cũng là một trong những hàng hóa nguy hiểm. Nguồn ảnh: Báo An Giang
Nhóm 2: Khí
Gồm các loại khí được nén, hóa lỏng hoặc hòa tan dưới áp suất cao, như bình gas, bình chữa cháy, hoặc các loại khí công nghiệp:
- Nhóm 2.1: Khí dễ cháy là các loại khí có khả năng bắt lửa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nguồn đánh lửa. Ví dụ: khí propan trong bình gas dùng trong gia đình, khí butan trong bật lửa.
- Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại cho sức khỏe con người khi tiếp xúc ở mức độ thông thường. Ví dụ: khí nitơ, khí oxy (trong các bình oxy y tế), và khí CO2 trong bình chữa cháy.
- Nhóm 2.3: Khí độc hại có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe khi hít phải hoặc tiếp xúc, thậm chí ở nồng độ thấp. Ví dụ: khí chlorine (thường được sử dụng trong công nghiệp hóa chất), khí amoniac, hoặc khí phosgene.
Khí gas thường dùng là khí hóa lỏng, do đó dễ dàng rò rỉ gây cháy nổ. Nguồn ảnh: Istock
Nhóm 3: Chất Lỏng Dễ Cháy
Gồm các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng đã được khử nhạy để giảm bớt khả năng phát nổ. Đây là nhóm các loại hóa chất có khả năng bốc cháy nhanh khi tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc tia lửa. Một số ví dụ phổ biến bao gồm: sơn, dầu, xăng, cồn, và các loại dung môi công nghiệp.
Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy
Gồm các chất rắn dễ cháy, chất nổ rắn đã được khử nhạy, các chất tự phản ứng, tự bốc cháy và những chất khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra khí dễ cháy. Đây là nhóm các loại vật liệu có khả năng tự bùng cháy hoặc tạo ra khí cháy nổ khi gặp điều kiện thích hợp. Ví dụ: Phốt pho trắng, lưu huỳnh, diêm,…
- Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy. Ví dụ: bột kim loại, bột nhôm, hoặc các chất nổ rắn đã được khử nhạy.
- Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí hoặc ở nhiệt độ nhất định mà không cần đến nguồn đánh lửa bên ngoài. Ví dụ: phốt pho trắng và một số hợp chất hữu cơ tự phản ứng.
- Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy. Ví dụ: canxi cacbua, natri, hoặc kali.
Nhóm 5: Các Chất Oxy Hóa Và Peroxit Hữu Cơ
Đây là những chất có khả năng phản ứng mạnh mẽ với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cháy nổ, ngay cả trong môi trường hạn chế.
- Nhóm 5.1: Chất oxy hóa không tự cháy nhưng khi tiếp xúc với các vật liệu dễ bắt lửa, chúng sẽ cung cấp oxy hoặc các chất tương tự để duy trì và thúc đẩy quá trình cháy. Ví dụ: Chì nitrat, Amoni nitrat,…
- Nhóm 5.2: Peroxit hữu cơ có khả năng phản ứng mạnh, đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao, ánh sáng hoặc va chạm. Những chất này có thể tự phân hủy và gây ra cháy nổ. Ví dụ: Dibenzoyl peroxit, Methyl ethyl ketone peroxide (MEKP)
Nhóm 6: Chất Độc Hại Và Lây Nhiễm
Đây là những chất nguy hiểm có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, động vật, và môi trường.
- Nhóm 6.1: Chất độc hại, gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong khi hít phải, nuốt vào, tiếp xúc qua da. Ví dụ: Thuốc trừ sâu, Cyanid.
- Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm gồm các vật liệu sinh học có chứa các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, hoặc các tế bào có khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: Dung dịch xét nghiệm máu, mẫu mô bệnh phẩm
Nhóm 7: Chất phóng xạ
Các vật liệu có khả năng phát ra bức xạ ion hóa gây hỏng hỏng tế bào sống, gây đột biến gen, hoặc thậm chí dẫn đến ung thư nếu tiếp xúc ở mức độ cao hoặc trong thời gian dài. Ví dụ: Uranium, Cobalt-60, Cesium-137
Nhóm 8: Chất Ăn Mòn
Những vật liệu có khả năng gây ra các phản ứng phân hủy mạnh mẽ. Ví dụ: Thuốc tẩy, Ắc quy,…
Nhóm 9: Hàng Nguy Hiểm Khác
Ngoài những loại vật liệu không thuộc 8 nhóm phân loại chính nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao đối với con người, môi trường, và phương tiện vận chuyển.
Do đó, để xác định hàng hóa có thuộc nhóm nguy hiểm hay không, bạn có thể dựa vào các nguồn thông tin quan trọng như:
- Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS): Trong mục 14 về “Thông tin vận chuyển” (Transport Information) của MSDS, nhà sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về việc phân loại hàng hóa theo nhóm nguy hiểm.
- Nhãn dán trên hàng hóa: Các bao bì hoặc thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải được dán nhãn rõ ràng, bao gồm ký hiệu cảnh báo và mã nhận diện quốc tế.
Đáng chú ý, không chỉ hàng hóa nguy hiểm mà ngay cả các bao bì, thùng chứa sau khi hàng hóa đã được dỡ hết nhưng chưa được làm sạch hoàn toàn bên trong và bên ngoài vẫn được coi là hàng hóa nguy hiểm. Điều này là do các chất tồn dư bên trong thùng hoặc bao bì có thể tiếp tục gây rủi ro cho người tiếp xúc hoặc môi trường. Nếu không xử lý đúng cách, các chất này có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hoặc rò rỉ, tiếp tục gây hại.
Dựa vào nhãn dán trên hàng hóa để nhận biết đâu là mặt hàng nguy hiểm
Thông tin về Hàng nguy hiểm trong xuất nhập khẩu (phần 1) sẽ kết thúc tại đây. Để theo dõi tiếp Phần 2, mời bạn đọc vui lòng bấm xem thêm: TẠI ĐÂY