SSR-slider-2

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu vải may mặc

Ngành công nghiệp may mặc ngành tương đối phát triển ở Việt Nam. Do đó, nhu cầu nhập khẩu vải may mặc vậy cũng cùng cao. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu vải may mặc gồm những bước nào cần những giấy tờ pháp thì không phải ai cũng nắm . Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình thủ tực nhập khẩu vải may mặc để người đọc hiểu hơn! 

Đánh giá nhu cầu về thị trường hàng may mặc ở Việt Nam hiện nay 

Thị trường hàng may mặc ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua nhiều số liệu cụ thể: 

  • Tăng trưởng ngành: Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 39 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2022. 
  • Nhu cầu nội địa: Tiêu thụ hàng may mặc trong nước đạt khoảng 4 tỷ USD trong năm 2023. 
  • Thị phần toàn cầu: Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh. 
  • Nhập khẩu vải: Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD vải và nguyên liệu dệt may, tăng 7% so với năm 2022. 
  • Sự gia tăng thương hiệu quốc tế: Các thương hiệu lớn như Zara, H&M, Uniqlo đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc cao cấp và thời trang nhanh. 
  • Đầu tư nước ngoài: FDI vào ngành dệt may đạt khoảng 2 tỷ USD trong năm 2023, cho thấy sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế. 
  • Xuất khẩu sang Mỹ và EU: Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. 
  • Tăng trưởng nội địa: Doanh số bán lẻ hàng may mặc tại thị trường nội địa tăng 12% trong năm 2023, cho thấy sự gia tăng tiêu dùng của người dân. 

Quy-trinh-thuc-hien-thu-tuc-nhap-khau-vai-may-macNgành may mặc ở Việt Nam hiện đang phát triển mạnh mẽ 

Những số liệu trên cho thấy thị trường hàng may mặc Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành. 

Quy định pháp lý về thủ tục nhập khẩu vải may mặc 

Vải may mặc không thuộc hàng hóa cấm xuất – nhập khẩu tại Việt Nam, do đó, cá nhân và doanh nghiệp đều được phép nhập khẩu loại hàng này vào nước. 

Nhưng khi nhập khẩu vải may mặc, bạn cần nắm rõ các quy định sau đây: 

  • Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may. 
  • Thông tư 07/2018/TT-BCT ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến Formaldehyt và Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may. 

Dựa trên hai văn bản vừa đề cập, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm phải tuân thủ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp không thực hiện đúng quy định, họ sẽ không được phép phân phối sản phẩm trên thị trường.

HS Code và biểu thuế của mặt hàng vải may mặc  

HS Code mặt hàng vải may mặc   

Mỗi loại vải sẽ có HS Code khác nhau. Theo quy định, mã HS của vải thuộc Phần XI – Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt trong biểu thuế. Chi tiết mã HS như sau: 

MÃ HS  MÔ TẢ HÀNG HÓA 
 

Mã HS vải từ tơ tằm 

50071020  Vải dệt thoi từ tơ tằm vụn, chưa hoặc đã tẩy trắng 
50071030  Vải dệt thoi từ tơ tằm vụn, đã được in bằng phương pháp batik truyền thống 
50072020  Các loại vải dệt thoi khác, có chứa 85% tơ tằm trở lên chưa hoặc đã tẩy trắng 
50072030  Các loại vải dệt thoi, có chứa 80% tơ tằm trở lên, đã in bằng phương pháp batik truyền thống 
50072090  Các loại vải dệt thoi khác, có chứa 85% tơ tằm trở lên loại khác 
50079020  Các loại vải tơ tằm khác đã hoặc chưa tẩy trắng 
50079030  Các loại vải tơ tằm được in bằng phương pháp batik truyền thống 
50079090  Vải tơ tằm khác 
  Mã HS vải dệt thoi từ lông động vật 
51111100  Vải từ lông cừu hoặc lông động vật chải thô, loại hàm lượng 85% trở lên, trọng lượng không quá 300 g/m2 
51111900  Vải từ lông cừu hoặc lông động vật chải thô, loại hàm lượng 85% trở lên, loại khác 
51112000  Vải từ lông động vật chải thô, pha với sợi filament nhân tạo 
51113000  Vải từ lông động vật chải thô, pha với xơ staple nhân tạo 
51119000  Vải từ lông động vật chải thô 
51121100  Vải dệt thoi từ sợi len từ lông động vật mịn 80% chải kỹ, trọng lượng không quá 200g/m2 
  Mã HS vải dệt thoi từ bông 
52081100  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng không quá 100g/m2, chưa tẩy trắng 
52081200  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng trên quá 100g/m2, chưa tẩy trắng 
52081300  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân, chưa tẩy trắng 
52081900  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải dệt khác chưa tẩy trắng 
52082100  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng không quá 100g/m2, đã tẩy trắng 
52082200  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân điểm, trọng lượng trên quá 100g/m2, đã tẩy trắng 
52082300  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân, đã tẩy trắng 
52082900  Vải dệt thoi từ bông 85% trở lên, vải dệt khác đã tẩy trắng 

Các loại thuế khi nhập khẩu vải

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc vào Việt Nam, doanh nghiệp cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) dựa trên mã HS của từng loại, cụ thể: 

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với vải may mặc dao động từ 5% đến 10% (tùy vào từng mã HS). 
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vải may mặc có thể từ 5% đến 20% (tùy vào từng mã HS). 

+) Nhập khẩu vải từ Nhật Bản, thuế nhập khẩu ưu đãi có thể từ 0% đến 12%. 

+) Nhập khẩu vải từ Hàn Quốc, thuế nhập khẩu ưu đãi thường từ 0% đến 20%. 

+) Nhập khẩu vải từ Thái Lan/Indonesia/Malaysia, thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. 

+) Nhập khẩu từ các quốc gia đã ký Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam và hàng hóa đáp ứng các điều kiện cần thiết, doanh nghiệp có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Giấy tờ cần có để nhập khẩu vải may mặc 

Hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc 

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc cần chuẩn bị gồm có: 

  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice 
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu 
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List 
  • Vận đơn – Bill of lading 
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (Giấy tờ này sẽ giúp doanh nghiệp được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) 
  • Giấy chứng nhận hợp quy 
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Quy-trinh-thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 

Hồ sơ công bố hợp quy 

Để công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ công bố hợp quy như sau: 

  • Bộ hồ sơ nộp trực tiếp tới Sở Công Thương cấp Trung ương thông qua đường bưu điện hoặc cổng thông tin một cửa của các tỉnh, thành phố. 
  • Bản hồ sơ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự giữ lại. 

Hồ sơ công bố hợp quy theo Thông tư 21/2017/TT-BTC bao gồm: 

* Trong trường hợp muốn công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá từ tổ chức hoặc cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ cần bao gồm: 

– Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 đính kèm theo Quy chuẩn); 

– Báo cáo tự đánh giá với các thông tin sau: 

  • Tên và thông tin liên hệ của tổ chức hoặc cá nhân; 
  • Thông tin về sản phẩm hoặc hàng hóa; 
  • Số hiệu của quy chuẩn kỹ thuật; 
  • Kết luận về sự phù hợp của sản phẩm hoặc hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật; 
  • Cam kết về chất lượng sản phẩm hoặc hàng hóa theo quy chuẩn kỹ thuật và chịu trách nhiệm pháp lý đầy đủ về chất lượng và kết quả tự đánh giá. 

– Đối với hàng hóa nhập khẩu, cần bổ sung các thông tin sau: 

  • Thông tin về nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật;
  • Xuất xứ, nhà sản xuất;  
  • Khối lượng, số lượng; 
  • Cửa khẩu nhập, thời gian nhập; 
  • Thông tin về hợp đồng, danh mục hàng hóa, hóa đơn, vận đơn hoặc tài liệu vận tải tương đương nếu không có vận đơn cụ thể. 

* Trong trường hợp muốn công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hoặc giám định từ tổ chức có thẩm quyền (bên thứ ba), hồ sơ cần bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 được chỉ định tại Phụ lục V trong Quy chuẩn này). 
  • Bản sao chính thức của Giấy chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này, bao gồm cả mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hoặc giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức hoặc cá nhân.

Quy trình nhập khẩu vải may mặc 

Thủ tục nhập khẩu vải may mặc cũng tương tự như các mặt hàng nhập khẩu khác, cụ thể: 

Quy-trinh-thuc-hien-thu-tuc-nhap-khau-vai-may-macQuy trình thủ tục nhập khẩu vải may mặc 

Bước 1: Khai tờ khai hải quan 

Thu nhập các chứng từ cần thiết, sau đó nhập thông tin khai báo vào hệ thống hải quan thông qua phần mềm. 

Để đảm bảo khai báo chính xác, bạn cần nắm rõ các bước trên tờ khai hải quan. Nếu không hiểu rõ cách sử dụng hệ thống, bạn nên tránh tự thao tác vì sai sót có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi phải sửa thông tin sai trên tờ khai hải quan. 

Bước 2: Mở tờ khai hải quan 

Khi tờ khai hải quan đã hoàn tất, hệ thống sẽ phân luồng tờ khai. Dựa trên loại luồng được phân, bạn cần in tờ khai và nộp hồ sơ nhập khẩu tại chi cục hải quan để mở tờ khai. Quá trình mở tờ khai sẽ khác nhau tùy theo tờ khai thuộc luồng xanh, vàng hoặc đỏ. 

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan 

Sau khi kiểm tra và xác nhận không có vấn đề, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể tiến hành thanh toán thuế nhập khẩu để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa. 

Bước 4: Tiếp nhận và lưu kho 

Sau khi hoàn tất thông quan, bạn cần thực hiện các thủ tục thanh lý tờ khai và đưa hàng về kho lưu trữ. Đây là bốn bước cơ bản trong quá trình thông quan hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng dệt may. 

Những lưu ý trong quá trình nhập khẩu vải

Trong quá trình nhập khẩu vải may mặc, việc kê khai thông tin chính xác hàng hóa là rất quan trọng để đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình nhập khẩu. 

Thông tin cần kê khai bao gồm: 

  • Tên hàng hóa 
  • Thành phần chất liệu: phần trăm wool, poly, nguồn gốc lông… 
  • Công nghệ dệt: dệt thoi, dệt kim, không dệt 
  • Công dụng: may mặc, rèm cửa… 
  • Khổ vải: chiều dài, chiều rộng, trọng lượng 
  • Mật độ sợi hoặc định lượng 

Ngoài ra, chứng nhận xuất xứ (C/O) là loại giấy tờ rất quan trọng. Không những giúp doanh nghiệp dễ dàng thông quan mà còn giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi.  

SSR Logistics – Đơn vị làm thủ tục nhập khẩu vải may mặc uy tín, chất lượng

Thủ tục Nhập khẩu vải may mặc là thủ tục bắt buộc, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xuất nhập khẩu. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu này tương đối phức tạp, tốn thời gian và đòi hỏi nhiều chuyên môn. Hiểu được điều này, SSR Logistics ra đời với sứ mệnh trở thành đối tác uy tín hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện Thủ tục Nhập khẩu vải may mặc nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 

Tại sao nên chọn SSR Logistics? 

  • Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm 
  • Quy trình chuyên nghiệp 
  • Hỗ trợ tận tình 24/7 
  • Giá cả cạnh tranh 

Quy-trinh-thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac SSR Logistics thực hiện trọn gói Thủ tục Nhập khẩu vải may mặc 

Dịch vụ làm Thủ tục Nhập khẩu vải may mặc của SSR Logistics bao gồm:  

  • Tư vấn miễn phí về Thủ tục Nhập khẩu vải 
  • Hỗ trợ chuẩn bị Thủ tục Nhập khẩu vải đầy đủ, chính xác 
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến độ Thủ tục Nhập khẩu vải 
  • Tư vấn giải pháp xử lý trong trường hợp phát sinh vấn đề 
  • Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu 

Với SSR Logistics, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về việc thực hiện Thủ tục Nhập khẩu vải. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. 


Qua bài viết này, SSR Logistics mong rằng quý khách hàng đã có cái nhìn tổng quan về Thủ tục Nhập khẩu vải. Để khám phá thêm kiến thức đa dạng trong lĩnh vực Logistics, quý vị có thể truy cập Chuyên mục Kiến thức Logistics trên trang web của chúng tôi. 

SSR Logistics hi vọng có cơ hội được trở thành đối tác đồng hành của quý khách, đem đến những giải pháp tối ưu nhất cho công việc kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết. 

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, mạng lưới đối tác rộng lớn và các giải pháp vận chuyển, thủ tục hải quan linh hoạt, SSR Logistics tự tin mang đến cho quý khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất, phản ánh năng lực và cam kết của chúng tôi. 

Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về thủ tục hải quan, hãy liên hệ với SSR Logistics qua Hotline (+84) 911 988 484 hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn cụ thể. 

Với hệ thống kho bãi hiện đại cùng đội ngũ nhân viên vận chuyển kinh nghiệm, SSR Logistics cung cấp đa dạng các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như: thủ tục hải quan, cho thuê kho bãi, vận tải nội địa, vận tải quốc tế với đường biển, đường hàng khôngchuyển phát nhanh quốc tế. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

showroom